Blog » Được xem nhiều nhất » Những vấn đề trong xuất khẩu trực tuyến với doanh nghiệp SMEs

Những vấn đề trong xuất khẩu trực tuyến với doanh nghiệp SMEs

18/09/2023

Những vấn đề như mất hàng hóa, tranh chấp chính là những rủi ro mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý trong xuất khẩu hàng hóa. Do đó, những chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị cho các doanh nghiệp SMEs cần chủ động hơn trong quá trình xuất khẩu trực tuyến để tránh những rủi ro có thể xảy ra.  

Nhận định về vấn đề xuất khẩu trực tuyến của doanh nghiệp SMEs thời gian vừa qua 

Theo báo cáo của hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), vào tháng 7/2023, những doanh nghiệp là thành viên của VPA khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản như tiêu, quế, hồi, hạt điều sang UAE đã bị mất trắng tại cảng Jebel Ali, UAE.  Với những vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký và ban hành công điện số 693/CĐ – TTg nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường UAE. 

Thực tế thì, không chỉ doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu mà đa phần các doanh nghiệp SME tại Việt Nam đều gặp không ít những rủi ro khi xâm nhập và thị trường quốc tế. Nhất là khi việc xuất khẩu qua nền tảng TMĐT ngày càng trở nên phổ biến.  Cụ thể hơn, các chuyên gia đã chỉ ra những hạn chế chủ yếu mà các doanh nghiệp SME Việt Nam trong vấn đề ngoại thương bao gồm: pháp lý, thiếu năng lực về thẩm định đối tác, rà soát về hợp đồng,… 

Theo nhận định của Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) là bà Nguyễn Thị Minh Huyền, việc các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) với các vấn đề như khả năng tài chính và nguồn lực hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức để có thể từng bước chuyển dịch và thích nghi với thị trường kinh doanh trực tuyến hiệu quả hơn. 

Những nhận định của chuyên gia về xuất khẩu TMĐT

>>>>> Xem thêm: Lạm phát đè nặng doanh nghiệp, liệu xuất khẩu trực tuyến có giải quyết nỗi lo? 

Khó khăn trong việc xuất khẩu qua sàn TMĐT đối với doanh nghiệp SMEs

Cùng quan điểm trên, Phó Phòng Quản lý Thương mại Sở Công Thương TP. Hà Nội là Ông Tạ Dũng Trí cũng nhận định về những khó khăn và thách thức khi đưa TMĐT vào xuất khẩu. Chẳng hạn như sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác, kỹ năng quản lý TMĐT còn hạn chế và các vấn đề về hải quan, vận chuyển quốc tế phức tạp và khó khăn. Đây là những vấn đề cần chú trọng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu trực tuyến và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mang sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế. 

Với những thực trạng đã nêu trên, nhiều chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp SMEs trong quá trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa cần chuẩn bị sẵn sàng khả năng ngoại thương, cũng như tìm hiểu và nắm chắc về những quy định liên quan đến pháp luật tại các quốc gia mà doanh nghiệp có ý định nhập hàng. 

Thêm vào đó, theo báo cáo của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khá nhiều khó khăn trong bối cảnh lạm phát, tổng cầu giảm và suy thoái đang diễn ra tại nhiều quốc gia. Trước những thách thức về các đơn xuất khẩu giảm mạnh, các doanh nghiệp SMEs phải “thắt lưng buộc bụng” để giảm thiểu tối đa các chi phí vận hành, duy trì các hoạt động kinh doanh sản xuất. 

Sự sụt giảm về các đơn hàng trong xuất khẩu, cũng như đình trệ về lưu thông hàng hóa đang là vấn đề đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp SMEs khi phải chịu thêm những khoản phí như: phí vận chuyển, phí lưu kho tăng,… Đây là những vấn đề thực sự quan ngại trong thời gian qua.  

Đâu là giải pháp tối ưu cho xuất khẩu TMĐT tại Việt Nam?

Mặt khác, hoạt động xuất khẩu thông qua các nền tảng TMĐT cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp những hạn chế như: rào cản về ngôn ngữ, văn hóa cũng như thiếu hiểu biết về quy tắc hoạt động của sàn TMĐT sẽ tạo nên thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xuất khẩu qua sàn TMĐT. 

Do đó, ngoài việc cập nhật kiến thức cũng như ứng dụng các công nghệ hiện đại về xuất khẩu, thì các doanh nghiệp SMEs cần lựa chọn một sàn TMĐT thực sự hiệu quả để có thể khắc phục các khó khăn, cũng như dễ dàng thích nghi với tình hình xuất khẩu hiện nay.  

Vì thế, để thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và trở thành nền tảng quan trọng trong xuất khẩu, giao thương, rất cần có những giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy, Source Vietnam – Nền tảng đầu tiên hỗ trợ người mua quốc tế tìm kiếm các sản phẩm Việt Nam xuất hiện, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục những khó khăn và rào cản khi hoạt động trên thị trường toàn cầu. Qua đó, tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động xuất khẩu nói riêng và cải thiện tình trạng xuất khẩu nói chung.  

>>>>> Xem thêm: Lợi ích của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp nhỏ 

Xóa bỏ các rào cản trong xuất khẩu trực tuyến với nền tảng xuất khẩu xuyên biên giới Source Vietnam

Khắc phục những vấn đề về xuất khẩu TMĐT với Source Vietnam

Như đã đề cập, bên cạnh việc cập nhật công nghệ mới nhất, nếu doanh nghiệp chưa nắm bắt toàn diện các kiến thức trong xuất khẩu, cũng như chưa biết cách làm thế nào để tận dụng các công cụ của sàn thương mại điện tử. Thì với nền tảng TMĐT xuyên biến giới Source Vietnam với tích hợp các tính năng ưu việt hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra môi trường xuất khẩu năng động, kết nối, giao dịch và trao đổi mua bán một cách minh bạch, chuyên nghiệp hơn. 

Source Vietnam được biết đến là sàn TMĐT xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam và được đầu tư, phát triển bởi công ty TNHH Mediastep Software Việt Nam, với kim chi nam hoạt động là hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nhiều hơn, một cách thuận lợi, bền vững và tăng trưởng dài hạn.  

Thêm vào đó, nền tảng Source Vietnam được thiết kế thân thiện với công cụ tìm kiếm Google, giúp tối ưu URL và từ khóa phù hợp, qua đó nâng cao thứ hạng gian hàng trên trang kết quả tìm kiếm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tiến hành chạy quảng cáo trên Google ngay trên nền tảng, tăng khả năng hiển thị sản phẩm, đồng thời đo lường chuyển đổi trực quan, chính xác với công cụ Analytics. Qua đó, giúp doanh nghiệp tự tin mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng xuyên biên giới với gấp ba khả năng tiếp cận và phủ sóng thương hiệu.  

Không những thế, Source Vietnam còn sở hữu đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, sẵn sàng hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng các tính năng hiệu quả, nhanh chóng triển khai các kế hoạch xuất khẩu để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong tương lai.  

Với bức tranh tổng thể trên, có thể thấy được những khó khăn trong xuất khẩu trực tuyến qua sàn TMĐT không chỉ mang đến những vấn đề tiêu cực cho doanh nghiệp. Mà nó còn là động lực để các doanh nghiệp xuất khẩu SMEs gia tăng tìm hiểu và cập nhật công nghệ để có thể tận dụng tối ưu các công cụ trên sàn TMĐT nhằm giữ vững vị thế trong môi trường xuất khẩu TMĐT.